Noel hay còn được gọi là Giáng sinh là ngày lễ không còn xa lạ với mọi người trên thế giới và Việt Nam. Vậy Noel ngày mấy trong năm 24/12 hay 25/12, nguồn gốc, ý nghĩa như thế nào. Chúng ta cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

Giáng sinh / Noel ngày mấy trong năm
Noel là ngày bao nhiêu dương lịch? Ngày giáng sinh chính thức là ngày 25/12 hàng năm. Tuy nhiên, những người theo đạo đã bắt đầu tổ chức ăn mừng và tổ chức Giáng sinh từ tối ngày 24/12.

Vậy còn bao nhiêu ngày nữa đến Giáng sinh 2021. Xem ngay
Bởi vì ngày tại Việt Nam ngày mới bắt đầu từ lúc nửa đêm nhưng theo lịch của người Do Thái, ngày mới lại bắt đầu từ hoàng hôn. Nên ngày lễ Noel chính thức là 25/12, còn đêm 24/12 gọi là lễ vọng.
Xem thêm: Máy sấy công nghiệp đa năng 12 khay giá rẻ bất ngờ
Xem ngay: Tại sao ngày quốc khánh Việt Nam 2/9 năm 2021 được nghỉ 4 ngày
Xem thêm: Ngày 20/10 là ngày gì? Năm 2021 tặng quà gì cho phụ nữ mới độc đáo nhất?
Xem ngay: Còn bao nhiêu ngày nữa đến trung thu 2021
Xem thêm: Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết
Nguồn gốc ngày Giáng sinh

Theo Kinh Thánh, khoảng giữa năm 7 Trước Công Nguyên và năm 2, tại Đế quốc La Mã, Chúa Giêsu sinh ra tại hang đá Bethlelem (Bê-lem). Ngày Giáng sinh hay ngày Noel ra đời là ngày lễ kỷ niệm ra đời của Chúa Giêsu.
Giáng sinh trong tiếng Anh được gọi là Christmas. Từ này kết hợp giữa Christ – “tước vị của Chúa Giêsu, chữ Mas – “Thánh lễ”. Do vậy, Christmas chính là ngày lễ của Đấng Christ.
Lễ Giáng sinh còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Christmas, Noel hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ Emmanuel có nghĩa là “Thiên Chúa ở cùng chúng ta” – Đây là ngày lễ lớn nhất bên đạo Chúa, đặc biệt ở các nước Công Giáo phương Tây (họ thường được nghỉ từ Giáng sinh đến hết Tết dương).
Ý nghĩa từ “Merry Christmas”

Từ “Merry” mang ý nghĩa niềm vui, hân hoan, cảm giác ấm áp hạnh phúc gắn liền với dịp lễ Giáng sinh – cách nói Merry Christmas đã có từ năm 1699. Như vậy, cụm từ này có nghĩa là “Chúc bạn một Giáng sinh vui vẻ”.
Không chỉ có đạo Thiên Chúa mà hầu như tất cả các tôn giáo hay mọi người đều gửi lời chúc “Merry Christmas”, vào ngày này mọi người thường đến nhà thờ xem các hang đá, nghe thánh ca, mua các quà Giáng sinh,…
Ngoài ra người ta còn sử dụng cụm từ “Happy Christmas” thay cho “Merry”, cụm từ này trở nên toàn thế giới vào thế kỷ XIX, được sử dụng bởi chính nữ hoàng Anh Elizabeth II.
Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa
Giáng sinh là dịp lễ lớn nhất đối với người theo Đạo, nên vào ngày Giáng sinh có rất nhiều biểu tượng ý nghĩa bạn có thể chưa biết như sau:
Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh hay được đặt trên cao để mọi người trông thấy – dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc.
Trên vòng lá đặt 4 cây nến, có ý nghĩa sự giao thoa giữa ánh sáng và bóng tối. Vòng lá xanh có hy vọng rằng Đấng Cứu Thế đến cứu con người, 4 cây nến gồm 3 cây màu tím mang ý nghĩa của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).
Thiệp Giáng sinh

Thiệp Giáng sinh có từ năm 1843 khi ông Henry Cole, giới thượng lưu nước Anh, nhờ một họa sĩ London thiết kế một tấm thiệp đẹp để tặng bạn bè. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở nên thịnh hành ở Anh, không lâu sau trào lưu du nhập sang Đức, Mỹ và thịnh hành toàn thế giới ngày nay.
Quà Giáng sinh

Những món quà Giáng sinh ngoài biểu lộ tình yêu của mọi người với người thân và bạn bè, ngoài ra còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giêsu, món quà mà Thiên Chúa ban tặng cho con người.
Vào ngày lễ Giáng sinh các trẻ nhỏ rất thích được ông già Nô-en đến phát quà khi các em đang ngủ và để quà trong chiếc tất và treo lên cây Giáng sinh.
Nguồn gốc dùng hang đá và máng cỏ trong lễ Giáng Sinh là do truyền thuyết Chúa sinh ra đời trong một hang đá nhỏ, nơi máng cỏ của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem.
Hang đá và máng cỏ

Nguồn gốc của hang đá và máng có là kỷ niệm ngày Chúa sinh ra trong hang đá nhỏ và được sinh ra trong máng cỏ chăn chiên tại thành Bethelem.
Vào kỷ niệm ngày này, đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá và máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, thánh Giuse, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua, một số thiên thần. Trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn ba vua tìm đến Chúa.
Cây thông NOEL

Cây thông Noel có nguồn gốc bắt đầu từ nước Đức vào thế kỷ 16, đây là loại cây sống trong điều kiện khắc nghiệt nhưng vẫn vững chãi và màu xanh vĩnh cửu. Dần dần cây thông được trang trí dần trong các lễ hội và đến thế kỷ 19 cây thông Noel bắt đầu sử dụng rộng rãi ở Anh, sau đó được sử dụng phổ biến ở các nước phương Tây.
Ngày nay, gần đến dịp Noel, người ta thường sắm một cây thông và trang trí thật đẹp những ngôi sao, dải kim tuyến lấp lánh, những quả châu, hoa, chuông, những món quà nhỏ,…
Cây thông là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới là niềm hy vọng chờ đợi Chúa Giê su ra đời.
Ngôi sao Giáng Sinh

Ngôi sao 5 cánh rực rỡ đủ màu sắc thường xuất hiện trong mùa Giáng sinh, một ngôi sao to lớn được treo chỗ cao nhất trong tháp chuông nhà thờ. Từ đó căng giấy ra bốn phía, có nhiều ngôi sao nhỏ, kết hoa rất đẹp mắt.
Ngôi sao trong lễ Giáng sinh có ý nghĩa đặc biệt là biểu tượng ngày Chúa chào đời xuất hiện một ngôi sao rực rỡ, ánh sáng tỏa ra mấy trăm dặm, từ đó các vùng phía Đông xa xôi, 3 vị vua được mặc khải tin rằng cứ lần theo ánh sáng ngôi sao sẽ tìm chắc chắn sẽ gặp được phép lạ gọi là lễ ba vua. Từ đó, 3 vị vua tìm được hang đá và thân quỳ trước mặt Chúa, dâng lên các vật phẩm như trầm hương, vàng bạc và châu báu.
Như vậy, ngôi sao mang ý nghĩa tượng trưng cho phép lạ của Thượng đế.
Ông già Noel

Nguồn gốc của ông già Noel hay thánh Nicholas bắt đầu từ Thổ Nhĩ Kỳ ở thế kỷ thứ IV. Từ lúc còn nhỏ thánh là người rất ngoan đạo và hiến cả cuộc đời mình cho đạo Cơ Đốc, ngài rất yêu trẻ con và hay tặng quà cho các trẻ em.
Vào thế kỷ thứ 16, ở Hà lan trẻ em hay đặt những chiếc giầy gỗ của mình bên cạnh lò sưởi với hy vọng sẽ được thánh Nicholas thiết đãi no nê.
Sau này nhạc sĩ C.Mo-rơ đã viết bài hát nổi tiếng về chuyến thăm của thánh Nicholas có tên là “A visit from St. Nick”. Mo-rơ đã hiện đại hóa hình tượng ông già Noel bằng hình ảnh một ông già to béo, râu tóc bạc trắng và mặc bộ đồ màu đỏ.
Nguồn gốc bộ quần áo đỏ của ông già Noel

Một ngày nọ, ông địa chủ làng Nicholas đi qua nhà ông và ngay lập tức Nicholas bị mê chiếc xe kéo với hai con tuần lộc xinh đẹp, xe gắn có những cái chuông kêu. Nicholas tìm đến bà thợ may may bộ đồ màu đỏ, nhưng khi hoàn thành thì nó rất to lọt thỏm người, sau đó Nicholas đã thốt lên “Không sao cả, tôi sẽ ăn bánh kẹo cho người to lên và mang một đôi ủng đen để bớt độ lùng xùng.” Và như vậy, ông già Noel đã ra đời như một huyền thoại cùng bộ đồ màu đỏ và mũ đỏ chuyên phân phát quà bánh kẹo cho các trẻ em.
Các bài hát Giáng sinh
Một trong những bài hát Giáng sinh nổi tiếng và hay nhất qua bao nhiêu thế kỷ chính là bài Jingle bell do nhạc sĩ J.Pierpont sáng tác. Lời bài hát đậm tính dân dã mộc mạc, hình ảnh ông Noel với túi quà đồ chơi, ngồi xe tuần lộc, tiếng chuông leng keng rất ý nghĩa trong đêm giáng sinh.

Ngoài ra, các bài hát Giáng sinh nổi tiếng đó là:
- All I Want For Christmas Is You
- Jingle Bell Rock
- Last Christmas
- Mary’s Boy Child
- We Wish You A Merry Christmas
- Silent Night
- Santa Clause Is Coming To Town
- Joy To The World
- Feliz Navidad
Chuông Thánh Đường

Tiếng chuông dùng báo hiệu cho quần chúng biết một biến cố hoan hỉ hay sự kiện buồn vừa xảy đến. Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tục lệ này truyền đến quốc gia Tây phương rung lên chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tại đất nước Tây Ban Nha, các nhà thờ ngân vang lúc nửa đêm báo hiệu Chúa ra đời.
Ngoài các biểu tượng đặc trưng trên, vào đêm Noel còn có một số biểu tượng ý nghĩa như:
- Nến Giáng Sinh
- Sao trên làng Bêlem
- Cây tầm gửi và cây ô rô
- Cây trạng nguyên
- Chiếc gậy kẹo
- Bữa ăn reveillon
- Giáng sinh ở Việt Nam
Ngày nay, ở Việt Nam ngày lễ Giáng sinh được tổ chức vào tối 24 và ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Noel thường được trang trí khắp mọi nơi như thánh đường, trung tâm thương mại,… Trên cây thường treo những cặp chuông, những chiếc ủng, dây giả tuyết, đèn trang trí, các gói quà tượng trưng,… rất đẹp và lung linh.
Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là dịp lễ nhộn nhịp, đông vui, các đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ đợi quà của ông già Noel, gia đình bạn bè rủ nhau yến tiệc, hội hè, hát karaoke.
Lời chúc Giáng sinh ý nghĩa
Giáng sinh an lành hạnh phúc
Giáng sinh vui vẻ tiếng Anh
Giáng sinh ngọt ngào, yêu thương
Giáng sinh cũng là dịp mọi người chúc nhau những lời chúc an lành, ấm áp, một số lời chúc Giáng sinh ý nghĩa mọi người có thể tham khảo một số mẫu như sau nhé!
Những điểm đến thú vị đêm Noel
Địa điểm đón Noel ở Hà Nội
Tại Hà Nội, người dân có thể đến Nhà thờ Lớn, các nhà thờ, Phố Hàng Mã, Phố đi bộ Hồ Gươm, Các trung tâm thương mại,… để đón giáng sinh.

Đi đâu đêm Noel ở TP.HCM
Tại thành phố Hồ Chí Minh các bạn trẻ, gia đình có thể đến những địa điểm vui chơi giáng sinh như: Nhà thờ Đức Bà, Tòa nhà Bitexco, Phố đi bộ Nguyễn Huệ, cầu Ánh Sao,…
Các món ăn giáng sinh

Vào dịp giáng sinh người ta thường đi ăn hoặc tự làm đơn giản các món ăn ngon như:
- Gà tây
- Bánh khúc cây
- Kẹo que bạc hà
- Bánh gừng
- Bánh pudding
- Đùi lợn muối Giáng sinh
- Bánh nhân thịt
- Bánh pate
- Kẹo bi
- Món súp
Hy vọng với bài viết trên, các bạn sẽ biết được Noel ngày mấy trong năm 2021 cũng như biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa trong Giáng sinh. Đông Nam chúc bạn Giáng sinh năm nay vui vẻ và hạnh phúc bên người thân nhé!