Trang chủ » Tin tức ngành » 3 quy trình sản xuất cà phê nhân xuất khẩu hàng đầu thế giới

3 quy trình sản xuất cà phê nhân xuất khẩu hàng đầu thế giới

Nếu bạn đang tò mò không biết người ta sản xuất ra hạt cà phê như thế nào, tách vỏ kiểu gì, tại sao vị lại thay đổi thì bài viết dưới đây Đông Nam sẽ giúp quý độc giả tìm hiểu sâu hơn về quy trình sản xuất cà phê nhân tiêu chuẩn xuất khẩu được áp dụng trên toàn thế giới sau đây!

Quy trình sản xuất cà phê nhân
Quy trình sản xuất cà phê nhân

Cà phê nhân là gì? Có đặc điểm gì

Cà phê nhân trong tiếng Anh được gọi là raw coffee hay green coffee, người Việt Nam gọi tắt là cà phê xanh, cà phê nhân hay cà phê sống. Cà phê nhân tức là chỉ loại hạt cà phê thô chưa qua rang chín. Quả cà phê sau khi thu hoạch sẽ được đem sơ chế theo phương pháp của nhà sản xuất cho ra thành phẩm cà phê nhân – thông thường một quả cà phê sẽ cho ra hai nhân.

Cà phê nhân là gì
Cà phê nhân là gì

Phân loại cà phê nhân xanh

Thông thường có hai loại cà phê nhân được phân theo giống đó là cà phê nhân Arabica: trồng ở nơi độ cao trên 1000m, khí hậu mát mẻ, chịu nhiệt độ chênh lệch lớn và giống Robusta là loại cà phê ưa nắng, khí hậu nhiệt đới được trồng ở vùng đồi núi thấp, có khả năng kháng bệnh rất tốt. Tại Việt Nam người ta thường trồng giống cà phê Robusta (chiếm 95% và hay trồng ở các tỉnh Tây Nguyên) và một số nơi trồng giống cà phê Excelsa (hay cà phê mít).

Việt Nam là nước xuất khẩu cà phê lớn thứ hai trên thế giới chỉ sau Brazil, trọng yếu xuất khẩu cà phê Robusta.

Sản lượng cà phê trung bình hàng năm của Việt Nam là trên 1,2 triệu tấn trong đó 95% sản lượng xuất khẩu là cà phê nhân, xuất khẩu trọng yếu sang thị trường Đức và Mỹ.

Đọc thêm: Quy trình rang cà phê hiện đại

Đọc thêm: Quy trình sản xuất cà phê hòa tan

Quy trình sản xuất cà phê nhân

Vậy quy trình sản xuất, chế biến cà phê nhân như thế nào?

Trên thế giớo hiện có 3 phương pháp chế biến cafe phổ biến trên thế giới đó là:

  • Chế biến khô
  • Chế biến ướt
  • Mật ong

Quy trình sản xuất cà phê nhân theo phương pháp khô (Natural / Up-washed / Dry)

Đây là phương pháp chế biến cafe thủ công lâu đời nhất, ra đời đầu tiên trên thế giới và vẫn được áp dụng cho đến ngày nay.

Quy trình sản xuất cà phê nhân theo phương pháp chế biến khô

Quy trình chế biến cafe theo phương pháp chế biến khô được thực hiện như sau:

  • Trái cafe chín được người nông dân thu hái đem về, sau đó lựa chọn những trái chín và bỏ lại những trái không đạt chất lượng.

  • Tiếp theo cafe được trải ra sân phơi hoặc phơi trên những giàn phơi cách mặt đất 1 khoảng, phơi trực tiếp dưới ánh mặt trời trong thời gian từ 2 đến 4 tuần.
  • Thời gian phơi phụ thuộc vào nhiệt độ và thời tiết, trái cà phê trải qua phơi sẽ khô dần lại và chuyển sang màu nâu sẫm.
Sản xuất cà phê nhân theo phương pháp chế biến khô
Sản xuất cà phê nhân theo phương pháp chế biến khô
  • Kết thúc quá trình phơi, cafe được đưa vào máy để chà xác vỏ và thành phẩm cuối cùng thu được là hạt cafe nhân.

Ưu điểm của phương pháp

Phương pháp này ít tốn kém đầu tư máy do sử dụng phương pháp chế biến thủ công, cafe được phơi nguyên trái nên giữ được hương thơm tự nhiên vốn có của nó.

Nhược điểm

  • Cafe cần phải được đảo thường xuyên để trái cafe khô và lên men đều, ngoài ra cần phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu, tốn nhiều thời gian, thuê được nhân công chi phí rẻ đặc biệt là kinh nghiệm của người nông dân bởi hạt cafe dễ bị ẩm, mốc hoặc lên men quá mức.
  • Phương pháp này phù hợp với những nơi có khí hậu khô ráo, nhiệt độ ổn định và ít mưa.

Quy trình sản xuất cà phê nhân theo phương pháp ướt (Full Washed / Wet)

  • Chế biến ướt là phương pháp tốn kém và yêu cầu kỹ thuật cao, cần nhiều trang thiết bị máy móc hiện đại hỗ trợ.
  • Cafe chế biến theo phương pháp này phải trải qua các quy trình sơ chế phức tạp để làm nổi bật được phẩm chất của hạt cafe.
  • Phương pháp này thường áp dụng đối với những giống cafe có chất lượng cao.

Quy trình chế biến cà phê theo phương pháp chế biến ướt

  • Thu hái cafe theo phương pháp này đòi hỏi độ chín hoàn toàn đạt 98% cần được người nông dân hái bằng tay.
  • Rửa cafe bằng bồn nước lớn để sạch bụi đất, những trái cafe không đạt sẽ nổi lên trên mặt nước và ta loại bỏ từ bước này.

  • Đem cafe chà xát vỏ bằng máy: Máy chỉ ép những trái chín và lọc lại những trái xanh không đạt, phần bã sẽ được thu lại để làm phân bón cho cây mùa vụ sau.
Sử dụng máy chà xát vỏ cà phê
Sử dụng máy chà xát vỏ cà phê
  • Lên men: Cafe sau khi chà vỏ sẽ xuất hiện 1 lớp màng nhầy bao quanh hạt cafe, lớp màng này chứa các enzym và acid amin do lớp thịt của trái tạo thành. Quá trình lên men sẽ được tiến hành bằng cách đưa cafe cùng với lớp màng nhầy này vào những bể nước lớn và ngâm ủ trong thời gian từ 2-4 ngày. Thời gian phụ thuộc vào yếu tố nhiệt độ, thời tiết, công nghệ và kinh nghiệm của nghệ nhân. Quá trình này sẽ quyết định đến 80% chất lượng hạt cafe sau này. Cafe sẽ được ủ trong bồn nước cho đến khi lớp chất nhầy biến mất, bề mặt hạt khô nhám, không còn nhờn.
Ủ lên men cà phê
Ủ lên men cà phê
  • Tiếp theo người ta sẽ xả nước và rửa thật sạch hạt cafe trước khi đem phơi sấy. Lượng nước thải cần được xử lý để không gây ô nhiễm môi trường.

Ưu điểm: So với phương pháp sơ chế khô và bán ướt thì sơ chế ướt tiêu tốn gấp 10 lần lượng nước.

  • Phơi sấy: Hạt cafe sau khi được rửa sạch có độ ẩm rất cao khoảng trên 90% và cần phải được sấy khô để độ ẩm có trong hạt giảm xuống còn khoảng 10-12% trước khi đem rang. Tùy theo điều kiện của doanh nghiệp mà hạt cafe sẽ được phơi thủ công, phơi trong nhà kính hay sấy bằng máy sấy chuyên dụng.
Phơi cà phê nhân
Phơi cà phê nhân

Thông thường các doanh nghiệp lớn hiện nay sấy cafe bằng máy sấy lạnh hay xây dựng phòng sấy lạnh để sấy lưu hương cafe tốt nhất và tiết kiệm thời gian bởi công nghệ sấy lạnh sấy nhiệt độ giống nhiệt độ ngoài trời, không ảnh hưởng đến chất lượng cafe cũng như công nghệ hồi hương giúp cafe không bị bay hương so với việc đem phơi ngoài.

Các dòng máy sấy lạnh Đông Nam phân phối trên thị trường

  • Sàng lọc và đóng gói: Hạt cafe sau sấy nếu kích thước không đều nhau người ta thường đem đi sáng lọc phân loại bằng lưới sàng đục lỗ khác nhau (sàng 18 hoặc sàng 16) để giai đoạn rang sau chín đều mẻ, thuận lợi hơn.
Thành phẩm cà phê nhân
Thành phẩm cà phê nhân

Phương pháp chế biến mật ong / bán ướt (Honey / Semi – Washed)

Phương pháp chế biến mật ong
Phương pháp chế biến mật ong

Đây là phương pháp chế biến cafe hiện đại mới xuất hiện cách đây không lâu tại Costa Rica. Tên gọi này không phải là cà phê tẩm mật ong mà là lấy cảm hứng từ việc hạt cafe sau khi thu hái, rửa và chà xát vỏ thì công đoạn tiếp theo thay vì đem ủ lên men trong bồn nước để loại bỏ màng nhầy thì hạt cà phê được mang đi phơi ngay cùng với lớp chất nhầy bao quanh hạt này.

Lớp chất này trải qua quá trình phơi sẽ bao bọc lấy hạt cafe, thẩm thấu vào hạt khiến hạt sau khi phơi sẽ có màu sắc từ xỉn vàng cho đến nâu đỏ và mang hương vị ngọt ngào tựa như mật ong. Từ mật ong là chỉ lớp màng nhầy bao bọc quanh hạt cafe này.

Như vậy, Đông Nam đã giới thiệu xong 3 quy trình sản xuất cà phê nhân được áp dụng hiện đại nhất hiện nay. Quý khách muốn tìm hiểu các giai đoạn chế biến cà phê sau có thể tìm hiểu thêm tại các bài viết dưới đây, đồng thời quý khách hàng có nhu cầu mua dây chuyền sản xuất cà phê hòa tan hãy liên hệ ngay đến Đông Nam tại:

CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM

Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Xưởng sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội

Hotline: 0386.222.816 / 0869 286 525 / 0363.999.318

Website: www.cokhidongnam.vn

Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm

Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam

Đọc thêm: Quy trình sản xuất cà phê hòa tan

0368 333 526