Sau nước, trà là đồ uống được tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Các loại trà khác nhau được sản xuất theo bí quyết của nhà sản xuất cho phép lá chè được oxy hóa trước khi sấy khô chúng. Chẳng hạn, trà xanh hầu như không lên men còn trà đen lên men rất cao và trà Ô long có mức độ lên men nằm giữa hai loại trà. Vậy quy trình sản xuất trà Ô long như thế nào mới đúng. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu ngay tại bài viết dưới đây.

Quy trình sản xuất trà Ô long đạt chuẩn quy mô công nghiệp
Trong tiếng Trung, Ô long có nghĩa là “Rồng đen” là một loại trà oxy hóa một phần, được lên men nhiều hơn trà xanh nhưng ít hơn trà đen. Loại trà này có hương vị và màu từ vàng nhạt đến đỏ sẫm tùy theo cách chế biến của lá trà. Quy trình sản xuất trà Ô long gồm những bước sau:

Nguyên liệu, thu hoạch lá trà
- Giống như hầu hết các loại trà, Ô long được làm từ lá của một loài thực vật có hoa tên là “Camellia sinensis” – được gọi là chè xanh hay trà xanh. Thời gian thu hoạch là trong mùa sinh trưởng cao điểm từ ta .
- Người ta thu hoạch lá trà bằng cách hái tay là tốt nhất, hái lá gồm có búp chè (tôm chè) và hai đến 3 lá non. Tuy nhiên loại tôm hai lá sẽ cho chất lượng chè tốt nhất. Vào thời kỳ sinh trưởng, cây chè sẽ cho ra lá thu hoạch cứ sau 7-15 ngày.

Giai đoạn làm héo nắng
- Bước đầu tiên trong quy trình sản xuất trà Ô long đó là giai đoạn làm héo trà bằng ánh nắng mặt trời hoặc thiết bị làm héo chuyên dụng.
- Ở các nhà máy chế biến chè, công nhân sẽ mang chè thu hoạch phơi vào tòa nhà lợp kính sau đó rải đều phơi ngoài nắng từ 15-20 phút.
- Đây là khởi đầu quá trình lên men oxy hóa khi enzyme diệp lục bên trong lá héo bắt đầu bị phá vỡ. Đồng thời độ ẩm bên trong bắt đầu bay hơi. Quá trình này lưu ý phải đảo lá trà xung quanh để đảm bảo chúng tiếp xúc đều các mặt với ánh nắng mặt trời.

Giai đoạn héo mát
Sau khi phơi nắng xong, thu gom những lá trà đem vào giai đoạn hai là héo mát, trải đều lá trên khay tre (nong, nia) từ 6-8 giờ, sau đó đảo nhẹ nhàng cứ sau 2 giờ, những chiếc lá này sẽ oxy hóa thêm.
Xem thêm: Các loại máy chế biến chè
Giai đoạn quay thơm, lắc trà
- Lá chè được cho vào máy lắc trà, khi quay chúng rơi xuống, lá trà sẽ được đập dập.
- Điều này sẽ phá vỡ kết cấu của lá trà, oxy không khí sẽ tiếp xúc vào bên trong, đẩy nhanh quá trình lên men.
- Quá trình quay sẽ mất từ 15 – 20 phút, trà sau quay có mùi của hoa sứ, mát lạnh ở mũi.
- Quá trình này sẽ góp phần loại bỏ nước trong lá giúp làm khô trà.

Giai đoạn lên men
Mục đích của giai đoạn này là thúc đẩy quá trình thủy phân, oxy hóa bởi enzyme giúp dậy mùi hương của chè, màu sắc đẹp đặc trưng của trà Ô Long.
Chè sau khi quay thơm thì cho lên nia để lên men trong phòng lên men chuyên dụng. Thời gian lên men từ 1,5 đến 2 giờ. Giai đoạn này tuyệt đối không được đảo trộn.
Giai đoạn sao trà diệt men

Sau khi xác định lá trà đã được oxy hóa đủ, nghệ nhân sẽ dừng quá trình oxy hóa bằng cách cho vào máy sao trà để sấy bằng khí nóng từ 10-15 phút.
Quá trình này còn được gọi là diệt men chè vì cố định quá trình oxy hóa ở mức mong muốn từ 80-85%.
Chiếc máy này sẽ dùng nhiệt đốt để sao chè và thùng quay đều để lá trà tiếp xúc đều với nhiệt.
Đây là phần quan trọng nhất của quy trình sản xuất trà Ô long vì nó quyết định hương vị, mùi thơm và màu sắc của trà.
Video hướng dẫn sử dụng máy sao chè
Giai đoạn tạo hình lá trà
Bước tiếp theo là tạo hình lá trà thạo thành các sợi rơm nhỏ như sau:
- Đầu tiên, công nhân lắc lá trên rây để lọc bụi, vụn của lá trà.
- Sau đó, họ đóng gói chè trong miếng vải cotton và đặt trong máy nhào sau đó cho trà vào máy vò chè để ép.

- Quá trình nhào và cuộn túi giúp lá trà sẽ xoắn là bên trong thành các sợi rơm nhỏ làm tăng hương vị của trà và khi trà được ngâm trong nước nóng, hương vị thơm sẽ giải phóng chậm rãi từ từ.
- Cho nguyên túi đã được nhào vào máy vò chè có mâm ép giúp lăn đều và nén chặt trà lưu trữ hương thơm.

- Quá trình sàng, nhào và lăn ép lặp đi lặp lại lên đến 35 lần cho đến khi chất lượng trà Ô long đạt cao nhất.
Giai đoạn cuối nung cháy
- Chuyển trà vào lò sấy, trà sẽ trải qua ba chu kỳ sấy mỗi lần 20 phút ở nhiệt độ xấp xỉ 100 độ C.
- Máy cũng có hệ thống răng cưa làm tách chè sau khi nén rời nhau.
- Quá trình này sẽ làm khô trà, giảm độ ẩm xuống mức dưới 5%, và làm tăng hương thơm.
Ngoài ra thì muốn giữ lưu hương trà thơm hơn người ta cho vào tủ sấy khay tròn kín giúp trà sau sấy dậy mùi hương lâu hơn. Hiện nay các dòng tủ sấy chè lưu trữ hương chuyên dụng dùng phổ biến là: tủ sấy khay tròn
Phân loại, đóng gói thành phẩm
Quá trình phân loại trà Ô long được tiến hành bằng tay, kết hợp với máy thổi, máy sàng để phân loại thành: chè dạng viên và chè cám.
Chè Ô Long đạt yêu cầu phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Ngoại hình: vo viên khoảng 5-8mm, màu xanh đen
- Màu nước: xanh vàng, trong, không có gợn
- Mùi: thơm đặc trưng của chè, không có mùi lạ
- Vị: đậm, dịu, có vị ngọt hậu, không có vị lạ
Chè dạng viên được hút ẩm, hút chân không, sau đó đem đóng gói thành chè thành phẩm. Đóng gói bằng túi bạc hoặc gói giấy bạc hút chân không.
Xem các loại máy đóng gói chè thành phẩm

Máy đóng gói chè hút chân không
Máy hút chân không
Máy hút chân không công nghiệp
Máy hút chân không chè LD-720 – đóng gói chè khô (trà) thành phẩm
Trên đây là quy trình sản xuất trà Ô long đạt chuẩn mà các công ty sản xuất chè dày kinh nghiệm đã thực hiện. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu các loại máy sản xuất trà Ô long vui lòng liên hệ với Đông Nam tại:
CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ VÀ KỸ THUẬT ĐÔNG NAM
Địa chỉ: Số 562 đường Phúc Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Cụm công nghiệp Dương Liễu, xã Dương Liễu, huyện Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 0386.222.816 / 0869 286 525 / 0363.999.318
Website: www.cokhidongnam.vn
Xem thêm: Chính sách bảo hành sản phẩm
Top 5 lý do nên mua máy móc tại cơ khí Đông Nam
Xem thêm: