Trang chủ » Tin tức ngành » Các loại rong biển ngon – Ăn rong biển sấy khô có tốt không

Các loại rong biển ngon – Ăn rong biển sấy khô có tốt không

Tác dụng của rong biển là gì? Ăn rong biển sấy khô có tốt không?… và còn nhiều thông tin có thể bạn chưa biết về rong biển sẽ được trình bày qua bài viết sau. Hãy cùng Đông Nam tìm hiểu nhé!

Tìm hiểu về rong biển
Tìm hiểu về rong biển

6 Tác dụng của rong biển

Những lợi ích của rong biển đối với sức khỏe mà không phải ai cũng biết. Nếu bạn cũng vậy thì hãy cùng tìm hiểu qua đoạn viết sau nhé!

1.1. Hỗ trợ cải thiện bệnh tiểu đường

Trong một nghiên cứu tại Nhật Bản kéo dài 8 tuần trên 60 người đã chỉ ra rằng, fucoxanthin – một hoạt chất được tìm thấy trong rong biển nâu có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.

Ngoài ra, những người được ghi nhận là có tình trạng kháng insulin do di truyền và có khả năng mắc chứng tiểu đường tuýp 2 thì cũng có thể sử dụng loại thực phẩm này để kiểm soát lượng đường huyết và tình trạng bệnh của bản thân.

Không chỉ vậy, một hoạt chất khác có trong rong biển là alginate được cho rằng, có thể làm giảm sự hấp thụ đường màu máu, từ đó có khả năng ngăn chặn sự tăng đột biến của lượng đường trong máu sau mỗi bữa ăn trên động vật.

Hơn nữa, đây còn là loại thực phẩm có hàm lượng chất xơ cao, có thể giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và mức insulin của cơ thể, làm người bệnh tăng lượng chất xơ mà không cần nạp quá nhiều thức ăn và calo.

Rong biển giúp kiểm soát lượng đường máu ở người tiểu đường
Rong biển giúp kiểm soát lượng đường máu ở người tiểu đường

1.2. Hỗ trợ chức năng tuyến giáp

Tuyến giáp là nơi tiết ra các hormone giúp cơ thể kiểm soát sự tăng trưởng, sản xuất năng lượng, sinh sản và sửa chữa các tế bào bị hư hỏng trong cơ thể. Tuyết giáp hoạt động là nhờ vào I-ốt, do đó, khi cơ thể không cung cấp đủ lượng khoáng chất này có thể khiến cơ thể mắc phải các biến chứng khác nhau.

Như chúng ta đã biết, rong biển là một nguồn cung cấp I-ốt lý tưởng cho cơ thể, do đó, nó có thể bổ sung lượng I-ốt cần thiết hằng ngày, giúp cải thiện được tình trạng thiếu hụt, giúp tuyến giáp hoạt động tốt hơn, tránh gặp tình trạng bướu cổ, khó tăng cân, mệt mỏi,…

Ngoài ra, các loại rong cũng chứa một loại acid amin có tên là tyrosine – hoạt chất này cùng với I-ốt tạo ra hai loại hormone quan trọng của tuyến giáp, giúp nó hoạt động được tốt hơn.

1.3. Tăng cường sức khỏe đường ruột

Vi khuẩn trong đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc phân hủy thức ăn và hỗ trợ tổng thể quá trình tiêu hóa cũng như sức khỏe của đường ruột.

Các loại rong biển được cho là thức ăn lý tưởng cho hệ thống đường ruột vì chúng có hàm lượng chất xơ cao carrageenans, agars, fucoidan, hoạt động như prebiotics (chiếm 23 – 64% trọng lượng khô của rong tùy vào mỗi loại) có lợi cho đường ruột, làm hạn chế và khắc phục các tình trạng như táo bón, tiêu chảy.

Ăn rong biển có thể làm tăng cường sức khỏe đường ruột
Ăn rong biển có thể làm tăng cường sức khỏe đường ruột

Lượng chất xơ này có thể giúp cơ thể nuôi dưỡng hệ vi khuẩn trong ruột. Vi khuẩn đường ruột phá vỡ các chất xơ thành các hợp chất có lợi, giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và sức khỏe của hệ thống miễn dịch.

Ngoài ra, nó còn chứa rất nhiều Polysaccharides sulfate (đường có trong rong biển) giúp tăng sự phát triển của vi khuẩn tốt và tăng lượng acid béo ngắn hạn giúp giữ cho lớp niêm mạc của ruột khỏe mạnh.

1.4. Ăn rong biển hỗ trợ quá trình giảm cân

Rong biển có hàm lượng chất xơ cao rất tốt cho sức khỏe và giúp bạn cảm thấy no lâu hơn, giảm cảm giác thèm ăn, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể nhưng không cần nạp quá nhiều thức ăn và calo.

Ngoài ra, các nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng, sự có mặt của fucoxanthin trong rong biển có thể làm giảm được lượng mỡ trong cơ thể. Vì vậy, những người đang trong quá trình giảm cân nên sử dụng rong biển để quá trình giảm cân diễn ra được tốt hơn.

Rong biển rất tốt trong việc giảm cân của bạn
Rong biển rất tốt trong việc giảm cân của bạn

1.5. Ngăn ngừa nguy cơ gây ung thư

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, fucoidan là một hợp chất được tìm thấy trong rong biển có tác dụng chống lại một số bệnh ung thư, ngăn ngừa sự phát triển của các khối u ác tính và một số loại bệnh ung thư da.

Một số nghiên cứu khác cũng chứng minh được khả năng chống ung thư của rong biển và nó có tác dụng trong việc ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết và ung thư vú.

1.6. Cải thiện sức khỏe tim mạch

Một vài nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, rong biển là loại thực phẩm có khả năng làm giảm mức cholesterol và bảo vệ cơ thể tránh khỏi các vấn đề liên quan đến tim mạch.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2013 trên thực nghiệm cũng đã đưa ra kết luận rằng, những con chuột được cho ăn một chế độ ăn giàu chất béo có chứa cholesterol cao được bổ sung thêm bột rong biển thì mức cholesterol toàn phần, cholesterol xấu (LDL) đều giảm còn nồng độ cholesterol tốt (HDL) và trung tính đều tăng.

Rong biển có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người tiêu dùng
Rong biển có thể cải thiện sức khỏe tim mạch người tiêu dùng

2. Những thông tin thú vị về rong biển

Cùng tìm hiểu một vài nét về đặc điểm và các kiến thức liên quan đến rong biển.

2.1. Rong biển là gì?

Rong biển còn có tên gọi khác là Tảo biển và có tên tiếng anh là: Seaweed, là một loài sinh vật sinh sống ở biển. Nó được bến đến là một trong một số nhóm tảo biển đa bào không có tổ tiên chung như: Tảo đỏ, tảo lục và tảo nâu.

Rong biển có thể sống ở cả vùng nước mặn và nước lỡ, chúng thường mọc trên các rặng san hô hay trên các vách đá, đôi khi chúng cũng có mặt ở tầng nước sâu nơi có ánh sáng mặt trời chiếu tới.

Trên thế giới, Trung Quốc, Indonesia và Philippines là ba nơi đứng đầu về sản lượng nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu rong biển. Ngoài ra, còn có các quốc gia khác như: Hàn Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản, Malaysia, Zanzibar.

Hình ảnh cây rong biển
Hình ảnh cây rong biển

Các loại rong biển: Hiện nay, các nhà khoa học đã tìm ra được nhiều loại rong khác nhau với đủ màu sắc từ đỏ, xanh lá cây hay nâu đen, mỗi loại mang những đặc điểm riêng biệt như: Wakame, Arame, Hijiki, Tảo bẹ, Kombu, Nori, Kanten, Tosaka, Ogonori, Rong nho hay còn gọi là nho biển,…

2.2. Giá trị dinh dưỡng của rong biển

Rong biển là loại thực phẩm được biết đến là chứa nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như chất bột đường, chất xơ, chất đạm, các vitamin và khoáng chất. Đặc biệt là vitamin A cao gấp 2 – 3 lần so với hàm lượng có trong cà rốt, vitamin B2 cao gấp 4 lần trong trứng và canxi cao gấp 3 lần sữa bò.

Các hoạt chất trên cùng với vitamin C đều là các chất dinh dưỡng cần thiết thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, nó cũng chứa nhiều loại acid béo tốt cho sức khỏe.

I-ốt cũng là một khoáng chất được tìm thấy nhiều trong rong biển, trung bình 100 gam rong có tới 1 – 1,18 gam I-ốt, đây là một khoáng chất có ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của tuyến giáp và trí thông minh của mỗi người.

Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể
Rong biển chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể

Hơn nữa, một thành phần rất quan trọng được tìm thấy trong rong biển là fertile clement là một hoạt chất được biết đến với tác dụng điều tiết lưu thông máu, tiêu độc, giúp cơ thể loại bỏ các chất cặn bã,…

Rong biển bao nhiêu calo? Theo như một nghiên cứu cho rằng, trong 100 gam rong biển có chứa 45 kcal.

3. Một số lưu ý dùng rong biển cho sức khỏe

Dù là loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng bạn nên chú ý những điểm sau để sử dụng rong biển được an toàn và mang đến tác dụng như mong đợi.

  • Không sử dụng quá 100 gam mỗi ngày và nên chia nhỏ thành nhiều bữa để sử dụng, không tập trung ăn quá nhiều cùng một lúc.
  • Trong khi chứa nhiều khoáng chất có lợi, rong biển cũng chứa nhiều loại kim loại nặng có hại cho sức khỏe tùy thuộc vào nơi chúng sinh sống và phát triển. Tuy nhiên, hầu hết chúng đều chứa các kim loại như: cadmium, thủy ngân và chì.
  • Một số cách khử mùi tanh của rong biển: Ngâm với gừng tươi, rửa cùng với muối, ướp cùng dầu mè và gia vị trước khi nấu hoặc sử dụng các loại gia vị có mùi thơm để át đi mùi tanh,…
  • Không nên lạm dụng rong biển: Do có tính hàn, giải nhiệt nên khi ăn nhiều có thể dẫn đến tình trạng lạnh bụng hay tiêu chảy nhất là đối với trẻ em và người có hệ tiêu hóa kém. Ngoài ra, nó còn đem đến nhiều tác dụng không mong muốn khác đối với sức khỏe.
Không lạm dụng rong biển để tránh các tác dụng không mong muốn
Không lạm dụng rong biển để tránh các tác dụng không mong muốn
  • Những loại thực phẩm không nên kết hợp cùng rong biển như: Quả hồng, trà xanh hay các loại trái cây ngâm chua vì chúng có thể tạo nên các khí khó tan gây hại cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra, các loại thực phẩm như lòng đỏ trứng, phô mai, xúc xích, thịt bò, bánh mì,… cũng không nên kết hợp.
  • Người bệnh cường giáp không nên sử dụng: Do có hàm lượng I-ốt cao nên khi sử dụng quá nhiều mà không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng cơ thể bị dư thừa I-ốt, dẫn đến nguy cơ cường giáp.
  • Người bị mụn nhọt không nên ăn: Rong biển có thể làm mất cân bằng nội tiết tố trong cơ thể. Do đó, người đang bị mụn nhọt ăn vào có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiệm trọng và khó điều trị hơn.
  • Người bệnh thận nên lưu ý khi sử dụng: Do có hàm lượng kali cao nên nó có thể gây nên nhiều tác dụng không mong muốn đối với những người đã có tiền sử bệnh thận.
Người bệnh thận nên cân nhắc trước khi sử dụng rong biển
Người bệnh thận nên cân nhắc trước khi sử dụng rong biển

4. Các món ngon từ rong biển

Một vài món ăn được chế biến từ rong biển đơn giản và ngon miệng mà bạn nên biết.

4.1. Canh rong biển sườn non

Nguyên liệu: 50 gam rong biển khô, 500 gam sườn non, 1 củ gừng, muối, bột ngọt, dầu ăn.

Thực hiện: 

Rong biển khô ngâm trong nước cho nở hết, khử mùi tanh rồi thái khúc vừa ăn. Gừng cạo sạch vỏ, đập dập. Sườn non chặt miếng nhỏ, ướp cùng với 2 thìa cafe muối và 1 thìa cafe bột ngọt trong khoảng 10 phút.

Bắc nồi lên bếp, cho vào nồi một thìa con dầu ăn, chờ dầu sôi cho gừng vào phi thơm rồi cho sườn đã ướp vào đảo đến khi thấy thịt săn lại thì cho vào nồi 700mL nước. Đun sôi trong khoảng 30 phút.

Mở nồi vớt bỏ bọt và nêm nếm cho vừa ăn, sau đó, cho vào nồi lượng rong biển đã chuẩn bị và đun thêm khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Để canh nguội bớt thì múc ra bát là có thể thưởng thức rồi.

Canh rong biển sườn non
Canh rong biển sườn non

4.2. Cơm cuộn rong biển (Kimbap)

Là một món ăn phổ biến và được ưa chuộng tại Hàn Quốc. Sau đây là cách làm cơm cuộn mà bạn nên biết và nên thử ngay.

Nguyên liệu: 1 bát con gạo; 1 gói rong biển chuyên dụng để làm cơm cuộn; 1 củ cà rốt; 1 quả dưa chuột; 2 quả trứng gà; 2 cây xúc xích, 200 gam cải bó xôi, mè trắng rang, mè đen, manh tre gói cơm cuộn, dầu mè, muối, tiêu, nước tương,…

Thực hiện: 

  • Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Dưa chuột rửa sạch rồi ngâm trong nước muối loãng trong vài phút rồi thái theo chiều dọc thành các sợi vừa phải. Trứng gà chiên thành từng tấm lớn, không nên cuộn lại và thái sợi dài nhỏ. Xúc xích thái dọc các sợi nhỏ rồi chiên sơ qua.

Cà rốt bỏ vỏ, thái sợi như dưa chuột. Cải bó xôi nhặt, rửa sạch. Cho một nồi nước lên bếp cùng một chút muối trắng, chờ nước sôi thì cho cà rốt và cải bó xôi vào luộc chín. Vớt hai loại đó ra thì ngâm ngay vào nước đá để tăng độ giòn.

Vo sạch gạo rồi cho vào nồi cắm cơm. Cơm sau khi chín thì xới ra tô lớn, cho vào tô 1 thìa dầu mè, 1 ít mè trắng, mè đen rồi trộn thật đều.

Cơm cuộn rong biển
Cơm cuộn rong biển
  • Bước 2: Làm cơm cuộn

Trải manh tre lên một mặt phẳng sạch, đặt lên trên một lá rong biển rồi trải lên đó một lớp cơm mỏng. Xếp lần lượt cà rốt, dưa chuột, cải bó xôi, trứng, xúc xích rồi cuộn manh tre lại. Cuộn thật chặt để phần nhân không bị rơi ra ngoài khi cắt.

Cuộn xong thì dùng dầu mè quét một lớp mỏng lên bề mặt cuộn cơm và rắc một ít mè trắng rang. Bạn có thể chiên xù hoặc rán phần cơm cuộn nếu thích.

5. Các câu hỏi thường gặp

Để hiểu hơn các công dụng cũng như cách sử dụng, Viên thìa canh sẽ giúp bạn giải đáp các câu hỏi, thắc mắc sau. Đừng bỏ qua nó nhé!

Ăn rong biển sấy khô có tốt không? Đáp án là có nhé!

Rong biển sấy khô hay rong biển ăn liền là loại thực phẩm đã qua chế biến nhưng vẫn giữ được hàm lượng hoạt chất ban đầu có rong biển tươi. Ở dạng khô nó vẫn chứa rất nhiều chất xơ, các loại vitamin A, B, cùng các khoáng chất như I-ốt, canxi, sắt, kẽm, magie, selen,… đều là các chất tốt cho cơ thể.

Ăn nhiều rong biển có hại không?

Nếu không hiểu và biết cách sử dụng rong biển đúng cách thì bạn có thể gặp phải các tác dụng không mong muốn và có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe. Tuy nhiên, hầu hết, rong biển đều phù hợp với sức khỏe của mọi người.

Uống nước rong biển có tốt không?

Đáp án cho câu hỏi này là có. Tương tự như ở dạng lá ban đầu, khi chế biến thành dạng nước uống thì nó vẫn chứa đầy đủ các hoạt chất ban đầu và mang lại nhiều tác dụng ưu việt đối với sức khỏe.

Nước rong biển rất tốt cho sức khỏe
Nước rong biển rất tốt cho sức khỏe

Bầu ăn rong biển được không?

Đối với phụ nữ có thai nên lưu ý khi sử dụng rong biển vì rong biển có hàm lượng Iốt tương đối cao. Do đó nên sử dụng hàm lượng vừa phải khoảng 15 – 22 gam rong biển mỗi ngày.

Ăn rong biển có mập không? Câu trả lời là không vì:

Dù là loại thực phẩm có lượng lớn chất dinh dưỡng nhưng trong 100 gam rong chỉ chứa 45 calo. Đây là lượng calo rất nhỏ đối với hàm lượng cần thiết trong một ngày, do đó, khi sử dụng rong biển thì bạn không cần lo về vấn đề tăng cân nhé.

Bạn vừa cùng Đông Nam tìm hiểu về công dụng của rong biển, lưu ý và cách sử dụng chúng đúng cách đối với sức khỏe. Hãy like và chia sẻ bài viết cho người thân xung quanh bạn cùng tìm hiểu nhé! Chúc bạn một ngày mới tốt lành.

0363 999 318